tin-tuc-an-ninh-the-gioi

Tin tức an ninh thế giới: Chiến sự Ukraine trở nên căng thẳng hơn bởi IS

Tin tức an ninh thế giới đang rơi vào tình thế khó khăn vì Nhà nước Hồi giáo (IS) muốn trả thù cho thủ lĩnh trong sự căng thẳng của Ukraine.

Nhà nước Hồi giáo IS là gì?

IS (Islamic State) còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo, đây là một tổ chức được thành lập bởi những kẻ cực đoan. Tuy đã gây ra nhiều sự kiện trước đó nhưng chỉ mới “được công nhận” chính thức vào năm 2014 . 

IS được biết đến là một tổ chức chuyên hoạt động dưới hình thức đánh bom cảm tử, thường xuyên nhắm đến và phá hoại Mỹ vì lý do xung đột chính trị, tôn giáo và sắc tộc.

Một trong những cái tên gắn liền với tổ chức này là Osama bin Laden – người sáng lập ra tổ chức chiến binh Hồi giáo cực đoan al-Qaeda (tiền thân của IS). Đây là người chịu trách nhiệm chính cho Cuộc tấn công ngày 11/9 (năm 2001) ở Hoa Kỳ, khiến 2977 người thiệt mạng và hơn 25000 người bị thương.

nha-nuoc-hoi-giao-tu-xung-IS-la-mot-to-chuc-khung-bo
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là một tổ chức khủng bố

Tin tức an ninh thế giới – Tình hình chung của chiến sự Nga và Ukraine

Những xung đột đầu tiên

Năm 1992, Ukraine ly khai khỏi Nga sau sự tan rã của Liên Xô và có xu hướng thân với phương Tây và Mỹ hơn là thân với Nga. Sau đó, từ năm 2003 đến 2013, tình hình giữa hai nước trở nên khá căng thẳng vì các vấn đề liên quan đến khí đốt, quân sự, chính sách ngoại giao và kinh tế.

Tuy nhiên, tình hình Nga và Ukraine ngày nay xảy ra vì có liên quan khá nhiều đến Mỹ cũng như NATO – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, một liên minh quân sự gồm Mỹ, Canada và một số nước châu Âu khác. 

Theo đó, cuối năm 2021 và đầu 2022, dù Nga đã hai lần cho quân đội đến sát biên giới Ukraine, và dù Tổng thống Putin đã ra tối hậu thư yêu cầu Mỹ và NATO không được công nhận Ukraine và các nước Liên Xô cũ vào Tổ chức, không được hỗ trợ quân sự nhưng phía NATO lại từ chối.

Trong tình hình đó, Tổng thống Nga cho rằng Mỹ và NATO phớt lờ những quan ngại của Nga về tình hình “bành trướng” của NATO, vì vậy ông đồng thời triển khai hệ thống vũ khí gần biên giới Nga.

Sự kiện quyết định dẫn đến chiến tranh Nga và Ukraine

Vào ngày 21/02/2022, các văn bản pháp lý về việc công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine được Quốc hội Nga nhanh chóng thông qua.

Đặc biệt, Tổng thống Putin công nhận lãnh thổ của “Cộng hòa nhân dân Donetsk” (gồm cả tỉnh Donetsk) và “Cộng hòa nhân dân Lugansk” (gồm cả tỉnh Lugansk) ở Ukraine – đây là những nơi vốn rộng lớn hơn nhiều so với khu vực do quân ly khai hiện đang chiếm đóng, kiểm soát.

Tin tức an ninh thế giới sáng sớm ngày 24/02, Tổng thống Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”. 

Thông qua sự kiện trên, chiến sự giữa Ukraine và Nga chính thức bùng nổ cho đến nay. Trong suốt 2 tháng qua, tình hình an ninh thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng hơn bao giờ hết: giá xăng dầu và khí đốt tăng cao, tình hình quân sự cũng như chính trị và kinh tế trở nên vô cùng căng thẳng,…

Thế giới nói gì về Nga và Ukraine?

Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức,… và một số nước châu Mỹ như Mỹ, Canada,… đều không ủng hộ Nga, biểu lộ rõ sự bất bình với chính sách của Putin. Tương tự, các tổ chức thế giới như Liên Hợp Quốc và một vài tổ chức khác lần lượt đưa ra những chính sách bất lợi cho Nga. Theo đó, Nga bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Trong khi đó, về phía Việt Nam, nước ta bỏ phiếu trắng biểu lộ sự không ủng hộ hay về phe nào giữa Nga và Ukraine.

tinh-hinh-chien-su-giua-nga-va-ukraine-dang-cang-thang-hon-bao-gio-het
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang căng thẳng hơn bao giờ hết

Vì sao an ninh thế giới lại bị IS đe dọa?

Theo hãng AFP, ngày 18/4/2022, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tuyên bố trả thù cho thủ lĩnh Abu Ibrahim al-Qurashi bị Mỹ tiêu diệt hồi tháng 2, đồng thời kêu gọi những người ủng hộ lợi dụng tình hình chiến sự ở Ukraine để tấn công châu Âu.

“Chúng tôi tuyên bố tiến hành chiến dịch thiêng liêng nhằm trả thù theo ý nguyện của Thượng đế” – trích đoạn băng ghi âm được cho là của IS lan truyền trên Telegram vào ngày 17/4.

Song song đó, phát ngôn viên Abu-Omar al-Muhajjir của tổ chức cũng kêu gọi người ủng hộ “thừa nước đục thả câu”, tiến hành khôi phục các vụ tấn công ở châu Âu bằng cách lợi dụng tình hình của Ukraine.

IS-loi-dung-tinh-hinh-chien-su-o-ukraine-keu-goi-cac-nuoc-dong-minh-tan-cong-chau- u-nham-bao-thu-cho-cuu-thu-linh
IS lợi dụng tình hình chiến sự ở Ukraine kêu gọi các nước đồng minh tấn công châu u nhằm báo thù cho cựu thủ lĩnh

Được biết, cựu thủ lĩnh chết hồi đầu tháng 2 là người lãnh đạo IS trong khoảng hơn 2 năm trước khi tự kích nổ đai bom tự sát nhằm tránh bị bắt trong cuộc không kích của Mỹ ở tây bắc Syria. 

Tin tức an ninh thế giới: Từ khi bị mất thành trì cuối cùng tại vùng sa mạc miền đông Syria (3/2019), tàn quân IS đã rút vào ẩn náu trong sa mạc, thỉnh thoảng tổ chức các cuộc tập kích nhỏ, chủ yếu nhằm vào cơ sở dầu khí  ở những vùng hẻo lánh. Tuy nhiên, việc IS có thể hồi sinh vẫn là một mối quan ngại lớn đối với tình hình an ninh thế giới.