Tin tức Biển Đông mới nhất: Máy bay tiêm kích xuất hiện
Tin tức Biển Đông mới nhất liên quan đến Trung Quốc: Sau nhiều toan tính, nước này đã đẩy nhanh tiến độ trong việc đưa tiêm kích vào khu vực.
Máy bay tiêm kích là gì?
Máy bay tiêm kích được biết đến với tên gọi khác là máy bay khu trục, là một dạng máy bay được sử dụng trong chiến đấu trên không (không chiến). Máy bay được thiết kế với nhiệm vụ chính là tác chiến chống lại các lực lượng không quân của kẻ thù.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa máy bay tiêm kích và các máy bay không chiến khác (như máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay vận tải,…) là kích thước nhỏ gọn, tốc độ cao, độ cơ động tốt, dễ dàng thay đổi các thông số bay (vận tốc, độ cao, hướng bay). Ngoài ra, tiêm kích còn được trang bị các vũ khí không chiến chuyên dụng là radar, hệ thống thông tin – chỉ huy – dẫn đường, súng máy, pháo và tên lửa có điều khiển không đối không.
Tất cả những đặc điểm trên của loại máy bay này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: tối ưu hóa khả năng chiến thắng quân địch.
Hiện nay, các nước trên thế giới luôn ưu tiên đầu tư những khoản ngân quỹ rất lớn để nghiên cứu, chế tạo cũng như bảo dưỡng các máy bay tiêm kích hiện đại, với mục tiêu duy trì khả năng phòng thủ cũng như tấn công trên lãnh thổ của mình.
Tình hình chung ở Biển Đông gần đây
Tình hình trong năm 2021
Trong năm 2021 vừa qua, tình hình Biển Đông đã ghi nhận nhiều chuyển biến đáng lưu ý. Những tin tức này mang tầm quốc tế, khu vực và song phương; thể hiện trên các mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế và thực địa.
Đặc biệt, trong năm 2021, Biển Đông chứng kiến sự tăng cường phối hợp lập trường của các nước lớn, song song đó là sự đẩy mạng can dự và phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các động thái của Trung Quốc tại khu vực.
Theo đó, trong những tháng cuối năm 2021, tình hình Biển Đông được dự đoán vẫn sẽ là một trong những vấn đề gây tranh cãi liên quan đến cạnh tranh chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2022.
Tình hình trong năm 2022
Bên cạnh các cuộc diễn tập chung của Mỹ, Nhật và Australia vào tháng 3, cũng như đợt phối hợp diễn tập giữa Mỹ và Philippines, tin tức Biển Đông mới nhất, gần đây nhất đa số vẫn có sự ảnh hưởng nhất định của Trung Quốc.

Theo đó, trong tháng 3, phía Philippines tố hải cảnh Trung Quốc có hành động quấy rối liên quan đến vấn đề cản trở không gian di chuyển của tàu cảnh sát biển nước này.
Cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay, theo ghi nhận để cập nhật tin tức Biển Đông mới nhất, Trung Quốc thực hiện một cuộc diễn tập cho không quân và hải quân vào ban đêm trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, trong khi phía Mỹ đang tăng cường hoạt động trong khu vực. Theo các chuyên gia Trung Quốc, việc tăng cường huấn luyện vào ban đêm của Trung Quốc là vì trong năm nay, Mỹ có động thái tăng cường hoạt động do thám cũng như các hoạt động quân sự khác tại khu vực này.
Về phía Việt Nam, trong tháng 4 này, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng khẳng định hoạt động quân sự hóa các thực thể tại Trường Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt hành vi này. Theo đó, tuyên bố này được đưa ra khi hay tin Trung Quốc đã hoàn tất hoạt động xây dựng kho tên lửa, , hệ thống radar, nhà chứa máy bay và các cơ sở quân sự khác trên đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tin tức Biển Đông mới nhất: Diễn biến chính của sự kiện Trung Quốc đưa tiêm kích vào khu vực

Sau hàng loạt các động thái tăng cường quân sự của Trung Quốc, tin tức Biển Đông mới nhất ghi nhận nước này lại tiếp tục có thêm hành động mới: đưa 5 máy bay tiêm kích J-20 vào Biển Đông.
Tổng quan về máy bay tiêm kích J-20
Tiêm kích J-20 được phát triển từ những năm 1990 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô sản xuất. Tới năm 2019, dây chuyền J-20 thứ tư đã được lắp đặt và đi vào hoạt động ngay sau đó. Được biết, mỗi dây chuyền có thể sản xuất một tiêm kích mỗi tháng.
Theo thông tin được cập nhật, J-20 được cho là có khả năng tấn công chính xác và có thể hoạt động trong hầu hết các điều kiện thời tiết.
Tình hình chung
Ông Greg Poling, Giám đốc chương trình AMTI – Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), đã đưa ra đánh giá rằng J-20 là chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình, vậy nên, theo nguyên tắc, chúng chiếm ưu thế hơn các dòng tiêm kích thế hệ 4 mà các nước quanh Biển Đông đang sử dụng.
Cũng theo ông Poling, loại chiến đấu cơ này ban đầu có thể hoạt động chủ yếu ở khu vực Hoàng Sa chứ chưa thể tiến về phía nam ở khu vực Trường Sa. Nguyên nhân là vì quá trình tiến về phía nam đòi hỏi các điều kiện tiếp nhiên liệu trên không hoặc phải cất – hạ cánh ở các đường bằng mà J-20 chưa được thử nghiệm.