Tin tức xăng dầu hôm nay: Giá cả đang giảm nhẹ
Tin tức xăng dầu hôm nay lấy mốc từ phiên giao dịch sáng ngày 22/4/2022, giá dầu thô thế giới tiếp đà lao dốc vì lo ngại nhu cầu giảm.
Tin tức xăng dầu hôm nay: Thị trường quốc tế
Tình hình chung
Tin tức xăng dầu hôm nay lại dậy sóng vì thị trường xăng dầu quốc tế có dấu hiệu hạ nhiệt, cụ thể, trong phiên giao dịch lúc 7h20 ngày 22-4 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm xuống còn 103,39 USD/thùng (giảm 0,34%). Tuy nhiên, giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu lại tăng 1,86% – lên đến ngưỡng 108,79 USD/thùng.
Mỹ cho giải phóng 180 triệu thùng dầu – đây là mức tung ra lớn nhất trong lịch sử nhằm củng cố niềm tin của thị trường, đồng thời giảm thiểu một số lo ngại về nguồn cung dầu. Tuy vậy, nó chỉ giúp hạ nhiệt giá dầu thô xuống dưới 100 USD/thùng trong thời gian ngắn.
Song song đó, ngày 7-4 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết họ cũng sẽ giải phóng 60 triệu thùng từ lượng dầu trữ của mình. Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp “chữa cháy” khẩn cấp chứ không mang tính lâu dài, không giải quyết được vấn đề “cung cấp dầu toàn cầu”.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của tin tức xăng dầu hôm nay có giá giảm nhẹ là do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu giữa bối cảnh mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí một số còn rơi vào trạng thái suy thoái. Ngoài ra, tình trạng bán tháo dầu cũng xảy ra sau khi Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo EU phải cẩn thận với lệnh cấm hoàn toàn đối với năng lượng nhập khẩu Nga – điều này có thể khiến giá dầu tăng đột biến.
Giá xăng dầu vẫn sẽ còn tăng chừng nào chiến sự Ukraine và Nga chưa kết thúc. Đây là một tổn thất lớn cho thị trường xăng dầu quốc tế vì lượng dầu từ Nga chiếm đến 12% tổng sản lượng dầu toàn cầu, trong khi nguồn nguyên liệu này cung cấp ra thị trường vẫn còn quá eo hẹp.
Tin tức xăng dầu hôm nay: Thị trường Việt Nam
Cập nhật tình hình quốc tế, tin tức xăng dầu hôm nay được cập nhật qua bảng giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam, cụ thể là:
- Xăng E5RON92: tối đa 27.134 đồng/lít.
- Xăng RON 95: tối đa 27.992 đồng/lít.
- Dầu diesel: tối đa 25.359 đồng/lít.
- Dầu hỏa: tối đa 23.828 đồng/lít.
- Dầu mazut: tối đa 21.800 đồng/kg.
Với những ai theo dõi sát sao tin tức xăng dầu hôm nay, có thể nhận thấy trong 6 tháng kể từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam có sự biến động:
- Trong 3 tháng cuối năm 2021, giá hai loại xăng phổ biến đạt ngưỡng cao nhất vào ngày 10/11E, với mức giá 23.660 đồng/lít cho E5RON92 và 24.990 đồng/lít cho RON 95.
- Giá xăng dầu nói chung bắt đầu biến động mạnh từ khoảng đầu năm 2022, đỉnh điểm là vào ngày 11/3/2022 khi giá xăng E5RON92 chạm ngưỡng 28.980 đồng/lít và xăng RON 95 chạm ngưỡng 29.820 đồng/lít. Các mức giá này được ghi nhận là cao nhất trong lịch sử dù liên bộ Công Thương – Tài chính đã chi một khoản tiền từ Quỹ bình ổn xăng dầu.
Vì sao giá xăng dầu lại tăng đột ngột?

Giá xăng dầu tăng là một báo động nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới, nó góp phần tăng tình trạng lạm phát và gây thất vọng cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, sự tăng mạnh này được lý giải do chịu ảnh hưởng từ sự tăng trưởng thẳng đứng của giá nhiên liệu thế giới.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm giảm giá năng lượng, thậm chí, lần đầu tiên chỉ số giá dầu của Mỹ rớt xuống dưới mức 0. Tuy nhiên, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, giá xăng dầu đã tăng lên rất nhanh và rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung không theo kịp nhu cầu người tiêu dùng.
Tuy vậy, nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng đột biến giá xăng dầu nằm ở chính trị.
Theo đó, Nga đóng vai trò then chốt trong thị trường xăng dầu thế giới vì nước này sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, phần còn lại của thế giới không đủ để thay thế Nga.
Thêm nữa, sự gián đoạn của các chuyến hàng Nga vận chuyển qua Ukraine hoặc sự phá hoại các đường ống khác ở Bắc Âu sẽ làm tê liệt phần lớn lục địa, làm biến dạng chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.
Khi nào giá xăng dầu sẽ giảm?

Giá dầu lên xuống theo chu kỳ, vậy nên cũng sẽ có một số lý do khiến nó có thể giảm trong vài tháng tới:
Đại dịch chưa hoàn toàn kết thúc, Trung Quốc thực hiện chính sách “zero COVID” nên đã đóng cửa một số thành phố để ngăn chặn sự lây lan của virus. Điều này làm chậm nền kinh tế và nhu cầu năng lượng của nước này.
Nga và phương Tây có thể đạt được một thỏa thuận – chính thức hoặc ngầm – để ngăn ngừa xung đột ở Ukraine.
Giá cao có thể làm giảm nhu cầu về dầu, như vậy giá dầu sẽ giảm. Chẳng hạn, một trong những mục đích tài chính chính trong việc mua ôtô điện là điện rẻ hơn xăng mỗi kilomet. Theo đó, doanh số bán ôtô điện đang tăng nhanh ở Châu Âu, Trung Quốc và ngày càng tăng ở Mỹ.